Nguyên tổng giám đốc tập đoàn FPT Nguyễn Thành Nam
Các bài diễn văn luôn hấp dẫn người đọc bởi tính hùng hồn và có phần mị dân của nó. Blogger Hoa Do đã nhận xét "nếu không nói hùng hồn thì không nên đọc, viết diễn văn, nhất là diễn văn nhậm chức. Hùng hồn là một phẩm chất của người lãnh đạo"," Không có ông quan, ông tướng, ông vua nào thành công mà lại không mị dân giỏi, chỉ có điều cái người ta lấy ra để mị dân là cái gì thôi, và cái mục đích cuối cùng của cái mị dân đó là gì.".


"Cái mình học được và thừa nhận bản lĩnh của anh Nam là người làm lãnh đạo phải giúp cho dân của mình tự cảm nhận được khó khăn, nhìn thấy được cái khó khăn và nghĩ chính mình chứ không phải ai khác là người phải giải quyết cái khó khăn đó. Người làm lãnh đạo tồi là người tô hồng mọi chuyện, và dẫn tới tình trạng toàn dân sẽ ngồi chờ sung. Nếu chỉ biết kể khó mà không vẽ ra được con đường, thì cũng là tồi. Đoạn đầu anh Nam làm cho mọi người hoang mang, nhưng những tầm nhìn và suy tư hết sức nghiêm túc (cho dù ngôn từ có khiến ai đó cho là nhảm nhí) chắc chắn khiến cho những người đang, đã và sẽ làm chủ doanh nghiệp, dù ở quy mô nào đều phải suy ngẫm.

Căn bệnh của FPT mà anh Nam bắt mạch và đang chuẩn bị kê đơn không phải là căn bệnh riêng của FPT. Chắc chắn nó làm cho không ít người rùng mình, kể cả những người có quy mô doanh nghiệp chỉ bằng một phần nghìn FPT. Lịch sử nói chung vẫn là vòng xoáy trôn ốc theo chiều đi lên. Các quy luật, bi kịch, thành công đều lặp lại nhưng ở một tầm cao hơn. Bởi vậy, bài diễn văn này của anh Nam, suy cho cùng là một cái rất đáng đọc, và đáng đọc lại vài lần, nghĩ lại vài lần, nhất là đối với những người đang lãnh đạo doanh nghiệp ở Việt Nam."

Hãy Tìm Đường Mới Để Tiến Lên -  We seek new way forward
Nguyễn Thành Nam
Cách đây 20 năm, theo a Bình và các anh thành lập FPT, hoàn toàn xa lạ với những khái niệm kinh doanh và tiền tệ

Cách đây 10 năm, lại cũng theo a Bình chập chững đi ra thế giới, như một thanh niên mới lớn rời quê tìm đường lên phố (mặc dù lúc đó cũng đã 38 tuổi)

Tôi tự hỏi: Vào năm thứ 20, tràn đầy sinh lực, FPT đã phát triển thành Tập đoàn đạt doanh số mơ ước 1 tỷ đô la với gần 10 000 nhân viên, có mặt tại khắp các châu lục, tại sao lại quyết định thay đổi ban tổng giám đốc? Không ai nghi ngờ về tâm huyết, khả năng cống hiến, và lòng quyết tâm của các bậc giờ có thể gọi là tiền nhân. Càng không ai dám hoài nghi về tuổi tác và sức khoẻ của các Anh. Vẫn chơi golf, ăn ngủ bình thường, và khi cần vẫn có thể sinh con đẻ cái một cách đều đặn theo ý muốn.

Đứng đây hôm nay trước những người thân quen đã gắn bó suốt thời gian dài với cảm giác như mình thực sự quay trở về quê cũ, tôi rất muốn tìm được một phần của câu trả lời


Dấu ấn của đổi thay
Quê hương của tôi đã thay đổi hoàn toàn

Danh tiếng FPT đã vượt xa ra ngoài lũy tre làng, là tấm gương để cho bao nhiêu trí thức trẻ phấn đấu. Bạn tôi, một người rất thành đạt, gọi điện nói: em kiếm được tiền nhưng không làm được gì cho đất nước. Các anh kiếm được tiền, các anh còn để lại được một thương hiệu FPT

Nhà cửa mới mọc lên san sát. Từ một công ty nhỏ bé, đã trở thành tập đoàn với hàng chục trụ sở con cháu khắp mọi miền đất nước. Tòa nhà FPT với cờ 3 màu kiêu hãnh đập vào mắt các lữ khách từ sân bay Nội bài về đang bị tắc đường☺ Hàng trăm hecta đất đang chờ những chủ nhân mới biến từ đất với ngô khoai sắn thành các xa lộ bit-bite

Những chủ nhân mới là ai vậy? Là gần 10,000 thanh niên trí thức, trẻ trung đang miệt mài lao động và sáng tạo. Họ đang chờ đợi cơ hội để nâng FPT lên một tầm cao mới. Vì điều kiện đặc thù của Fsoft nên tôi hay phải đi tìm hiểu công tác quản lý nhân sự của các công ty khác ở Việt nam, kể cả các MNC như Pepsi, Unilever, IBM…Tôi có thể khẳng định FPT đang là một nơi tích lũy tri thức vào bậc nhất ở Việt nam,

Tuy không thật sự rộn ràng, nhưng xóm làng vẫn còn mang đầy hương sắc văn hóa FPT: một Sotico hài hước, sẵn sàng phá rào; một tinh thần: làm cật lực, chơi hết mình; một thái độ kiên quyết với những sự thiếu trung thực; và một tấm lòng: sẵn sàng giúp đỡ đồng đội
Tôi thấy tự hào về quê hương tôi

Mặc dù vậy tôi vẫn có một cảm giác rất lạ.
Một cảm giác bất an!
Có cái gì đó đang nứt vỡ trong bức tranh đồng quê tưởng như rất đẹp đẽ
Tôi sẽ nói ra những suy nghĩ thật của mình
Sing Wang, một anh tư bản gốc Mao, tuyên bố chắc nịch khi đàm phán với đội FPT tháng 10 năm 2006: “Tin tao đi, sau khi lên sàn chúng mày sẽ khác”
Thật đáng tiếc, đó lại là sự thật

Bắt đầu từ các bậc trưởng lão. Đột ngột được tung hô như những người giàu nhất Việt nam, HĐQT FPT đã mất phương hướng. Những vision mới như Chaebol hoặc E-Citizen không đi được vào thực tế mà chỉ dừng lại ở mức vài bài trên báo Chúng ta hoặc những nỗ lực cá nhân của a Bình. Tuy họp hành liên miên, nhưng không khí của các cuộc hội họp đó hoặc trang nhã quí tộc, hoặc nặng nề kiếm tìm đoàn kết, hoặc căm giận “bọn” ném đá râp tâm phá thối.

Không phải là những cuộc họp dành cho những tranh luận kỹ càng và những quyết định cân nhắc hướng tới tương lai

Con cháu đã trưởng thành, tự lực làm ăn 4 phương 8 hướng ít cần nghe khuyên bảo làm cho ban TGĐ cảm thấy cô quạnh.. Cộng thêm tính khí tuổi già, trái tính tái nết, khó thống nhất. Thôi thì mỗi cụ tìm nguồn vui riêng cho mình

Cụ Tổng tâm huyết vào việc tạo sân chơi cho các công dân điện tử 9x, gác lại việc điều hành công ty, suốt ngày vui thú với vườn chim FPT. CFO của Tập đoàn thì bận bịu làm chủ ngân hàng. Phó Tổng khác, tay lăm lăm chậu vàng, bao lần đòi rửa tay, gác kiếm. Vị Phó Tổng Giám đốc trẻ tuổi nhất bị đùn cho làm xây dựng, trên đe dưới búa, lặng lẽ ra đi không một tiếng động. Còn lại bao nhiêu việc lớn đến nhỏ, từ duyệt ngân sách đến tắc bể phốt, đều dồn hết cho một Phó Tổng khả kính xuất thân giáo viên đại học, khiến cho vị này tàu hoả nhập ma, toàn thân tê dai, văng tục bừa bãi, hết đường thư giãn.

Các bạn bè đồng môn của tôi, nhiều người đang dự họp hôm nay, nay ai cũng nhà cao cửa đẹp, không hiểu sao lại thiếu đi những nụ cười lạc quan

Tôi có thể cảm nhận thấy sự thay đổi này rất rõ khi cùng với một nhóm các bạn ở FPT đi du lịch hàng năm gọi là “về nguồn” từ năm 1999. Thay vào sự nhiệt huyết hứng khởi ban đầu, không phải là sự điềm đạm tự tin mà là một tâm trạng bi quan chán nản

Bị hoang mang bởi sự thiếu quyết định hoặc quyết định luôn được bập bập lại của các trưởng lão. Khá mất phương hướng trước sự thay đổi đột ngột của số phận. Họ hỏi nhau “đâu rồi ngày xưa?” và cho rằng có lẽ sự nghiệp của mình đến đây là đã là đỉnh cao, thôi túc tắc chờ ngày về hưu non

Thế nên cũng không có gì lạ là gần 10,000 tri thức mà chúng ta đang có, những người không được hưởng lợi ích từ cú sốc 12/2006, những người mà thu nhập từ đồng lương của họ dù được điều chỉnh bao nhiêu lần cũng không thể lấp được khoảng cách giàu nghèo càng ngày càng xa vời vợi, sẽ khó có được cảm giác tinh thần đồng đội mà chúng ta mong muốn tuyên truyền.

Đùng một cái, chúng ta mất một giấc mơ chung đổi đời, thiếu một quy hoạch chung để cùng lên phố, không được cùng đối mặt với một thử thách chung là thoát khỏi cảnh lố bịch “nửa tỉnh, nửa quê”

Phải chăng chúng ta đã hết thách thức?

Hãy đọc lại vision của công ty mà các bậc tiền bối đã đặt ra
1/ Một tổ chức kiểu mới,
2/ Bằng những nỗ lực sáng tạo công nghệ, góp phần hưng thịnh quốc gia
3/ Đem lại cho mỗi thành viên của mình, điều kiện tốt nhất để phát triển, đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần

Chúng ta đã từng có kiểu mới, nhưng lại cũ ngay trong chốc lát. Tập đoàn sẽ theo mô hình nào? Học theo những gã khổng lồ tên tuổi IBM, Sony hay theo bọn mới nổi như Infosys, Neusoft, Sam sung, SBI? Hay gần đây nhất là ACB, Hòa phát.
Chúng ta không dám tin vào mô hình FPT

Chúng ta gọi là tập đoàn, nhưng ngoài cái tên chung, rất thiếu sự cộng hưởng. Rất ít dịch vụ chung, rất ít buôn bán nội tập đoàn. Các công ty thành viên ăn nên làm ra nói toẹt ra rằng, chẳng hiểu cần tập đoàn làm gì. Các công ty nhỏ mới lớn thì ngơ ngác vì suốt ngày bị đàn anh dọa bóp chết, tự hỏi nhau: tập đoàn là thế này ư?

Chúng ta có: “Sáng tạo công nghệ, hưng thịnh quốc gia”?
Gọi là một sự nhục nhã cũng không quá khi tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt nam không sở hữu bất cứ 1 patent nào về công nghệ trong suốt 20 năm qua, kể cả do mình làm ra hay là mua về được.


Cho tôi kể một câu chuyện về giáo sư Phan Toàn Thắng, một nhà khoa học hàng đầu về tế bào gốc, người đang giữ patent tại Anh, Singapore về tách và nuôi cấy tế bào gốc từ màng cuống rốn. Một anh bạn người Sing đã đầu tư cho Thắng 100k ban đầu để giờ đây đồng sở hữu. Chỉ có 100 ngàn đô la Singapore!

Một thực tế nữa là ảnh hưởng của FPT đến kinh tế quốc gia là quá nhỏ bé. Đừng ru ngủ mình về việc a Bình, a Tiến thường xuyên được mời đi tháp tùng lãnh đạo cao cấp. Hãy làm một ví dụ giả tưởng: nếu không có FPT thì Việt nam sẽ ra sao. Chẳng sao cả!. Một viên đá vứt xuống ao bèo, sẽ bị bèo trùm lên trong chốc lát. (chưa kể ối kẻ sẽ cười hô hố)

Thế còn “Cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần”
Chỉ có khoảng 5% dân số FPT hiện tại tạm được coi là đầy đủ về vật chất, chưa kể là còn xa mới có sự phong phú về tinh thần. Chúng ta có hiểu biết thế giới sâu sắc hơn, có luôn luôn tự nâng cao được trình độ của mình?
Tôi thấy thất vọng khi Fsoft mở FLI Club, mời các bậc cao nhân đến đàm đạo. Mỗi buổi thường đều vắng hoe (trừ hôm có Phan Thị Bích Hằng đến)

Vậy làm thế nào để hơn 9000 người còn lại có thể tự hào với vision của tập đoàn?
Đây là trách nhiệm của chúng ta, những người đang ngồi đây
Chúng ta đã phát triển vượt bậc, nhưng nhìn ra bên ngoài, chúng ta vẫn là những kẻ tí hon. Nếu ví con đường đi là 100 bậc, có lẽ chúng ta mới qua được 3-4 bậc đầu tiên.
Bởi thế, nhiệm vụ lớn nhất của mỗi chúng ta vẫn là đấu tranh với chính bản thân. Chống lại sự lười biếng vận động, chống lại sự thỏa mãn sớm, không dám nhìn ra và đối đầu với thách thức, chống lại sự run sợ khi đột nhiên thấy mình “ngang tầm” với các “cường quốc năm châu”.

Chúng ta phải đặt một đích phấn đấu mới
10 năm đầu: FPT đã thoát nghèo, vươn lên hàng đầu VN trong CNTT
10 năm thứ hai: đã trở thành đại gia, đã bắt đầu toàn cầu hóa
10 năm tới FPT phải trở thành một tập đoàn với thương hiệu thống nhất và mạnh mẽ, có giá trị thị trường đứng đầu khu vực, đóng vai trò then chốt trong các ngành kinh tế Việt nam được hội nhập toàn diện với thế giới, và mang lại cơ hội to lớn cho càng đông càng tốt những thanh niên tri thức Việt nam được đua tài cùng bạn bè khắp năm châu.

Trong 20 năm qua, thành công của FPT được gắn liền với sự thành công của quá trình đổi mới ở Việt nam. Như một con thuyền nhỏ bé, được nước đưa lên cộng với sự hào hứng của mấy tay chèo lái trẻ
Thời thế đã thay đổi, Việt nam đã gia nhập WTO và phải hòa nhập toàn diện với thế giới.
Đại dương mênh mông đòi hỏi một tinh thần cách mạng.
Cách mạng có thể biến những điều bình thường thành phi thường
Nhưng còn cách mạng hơn là biến những điều “phi thường” thành bình thường
Việt nam và đặc biệt là FPT phải dám đối mặt với thói quen tự coi mình là “phi thường” để trở thành một người “bình thường”

Việc đầu tiên là khôi phục lòng tin vào cổ phiếu của FPT. Vì chúng ta chưa có một chính sách leverage về PE giữa các cổ phiếu khác nhau, chưa có một “bát quái tiền đồ” để tiền mặt có thể được sử dụng một cách hiệu quả nhất. Cổ đông của FPT hoang mang không biết định hướng tiếp theo sẽ thế nào

Anh Phan Đức Trung đã nói với tôi: nếu em ko tin là cổ phiếu của FPT sẽ tăng nhiều lần trong những năm tới (cụ thể bao nhiêu nhờ a Trung nói hộ) thì em sẽ không nhận nhiệm vụ CFO. Anh Trung tin, tôi tin. Rất mong các bạn cùng tin

Hãy giữ lấy cổ phiếu FPT, nếu có tiền thi bỏ tiền mua thêm cổ phiếu FPT vào thời điểm này, hay thậm chí đi vay để mua vào, để lấy quyết tâm gắn bó với sự nghiệp mà mình đã lựa chọn, để làm giàu hơn nữa cho bản thân và cho các thế hệ sau.

Việc thứ hai là học cách làm việc theo pháp luật. FPT sẽ phải xây dựng bộ phận pháp chế mạnh mẽ. Các đơn vị và phòng ban phải hoạt động theo quy định, chứ không phải theo những chỉ đạo bất chợt của các Anh
Có những việc, tuy nhỏ, nhưng lại vô cùng khó. Chẳng hạn chúng ta phải sử dụng tiếng Anh. Chúng ta sẽ thực hiện tất cả các báo cáo bằng tiếng Anh, sẽ mạnh dạn chia sẻ với nhau những kiến thức thu nhập được bằng tiếng Anh, mà không đợi ai đó dịch ra tiếng Việt. Hãy bắt đầu viết/đọc in English từ ngày mai!

Ngoài việc “thủ dâm” tự sinh con đẻ cái, chúng ta sẽ mạnh dạn liên doanh với các công ty hàng đầu trong các lĩnh vực khác trong và ngoài nước, để có thể học hỏi những bí kíp quản lý và kỹ nghệ từ chính cuộc sống, chứ không phải nghe hơi nồi chõ. Chúng ta đang có kinh nghiệm tốt giữa Fcap và SBI. Ftel đang đàm phán với KDDI, Fsoft đang thảo luận với NashTech, FIS liên doanh với Itochu, FTG nghiên cứu xây dựng mạng lưới phân phối tại Mỹ với VietnamPartner. Chúng ta cần phải nhanh chóng thúc đẩy quá trình này.

Chúng ta phải có quỹ R&D và sẽ xây dựng các chính sách khuyến khích sáng tạo. Nhưng chúng ta cũng sẽ không tự huyễn hoặc là mình có đầy các chuyên gia hàng đầu có thể tự làm được mọi thứ, mà sẽ tìm kiếm đầu tư mua các tài sản trí tuệ, chi ít cũng là của các nhà khoa học Việt nam đang tự khẳng định.

Chúng ta đã từng tự hào là có “vốn cộng đồng” cao. Nhưng chúng ta đã tiêu gần hết vốn đấy. Chúng ta phải học lại cách phối hợp với nhau. Chúng ta có rất nhiều công ty thành viên, độc lập về mặt pháp lý. Chúng ta có rất nhiều tài nguyên con người, tiền bạc, dịch vụ và các quan hệ khách hàng. Nhưng chúng ta không sử dụng thống nhất.

Tại sao nhân viên FPT lại không muốn dùng dịch vụ/hàng hóa của FPT?

Tại sao đàm phán trong nhà lại luôn gây thêm thương tổn chứ không phải gia tăng hòa khí?

Nói như con nhà võ là chúng ta đang có một cơ thể cường tráng, nhưng khí huyết không thông, sức lực vì thế mà yếu. Không rèn luyện kịp thời, e rằng cái chết là khó tránh khỏi.

Trước mắt, các bạn ngồi đây hãy thử hỏi người bên cạnh xem, có việc gì chúng ta có thể làm chung được không? Hãy cho nhau một cái hẹn để bàn bạc, hoặc đơn giản chỉ là để nhậu và bàn tán trên trời dưới biển
Chúng ta cũng nên xem xét quyết định: tất cả các nhân viên phải dùng máy tinh Elead, gọi điện thoại di động F1, mở tài khoản ở TPB, xem truyền hình IP của Ftel, bật kênh TV của FMD

Chúng ta phải tin tưởng Fsoft trong việc phát triển phần mềm, tin tưởng FIS trong các dịch vụ managed service, tin tưởng chất lượng những đường kết nối của Ftel và tin tưởng gửi con vào FU học tập

Chúng ta sẽ sử dụng các dịch vụ của FPT không phải vì tình yêu mà đơn giản vì chúng ta tin rằng đó là những dịch vụ tốt nhất.

Thầy tôi dạy tôi luôn nhớ 3 chữ: Tinh – Khí – Thần
Tinh mạnh, Khí thông, Thần sáng
Thần, đó là bộ mặt của FPT
Chúng ta tự hỏi, chúng ta có còn tự hào là người FPT không?
(Tôi có một anh bạn già, đại khái được chị em rất thích, có điều đi đâu anh ấy vẫn cứ phải bảo mình là người Lào. Nhiều người trong chúng ta hình như cũng đang có cảm giác như vậy).

Tôi đã đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều loại người cả ở Việt nam và các bạn bè thế giới. Tôi biết FPT đang được một sự ngưỡng mộ đặc biệt. Rất nhiều người coi FPT là biểu tượng của một nước Việt nam đổi mới.
Nhưng FPT đang không dám soi gương hàng ngày! Không dám nhoẻn miệng làm duyên, nặn mụn, đánh phấn, bôi thuốc. Chúng ta chỉ biết mỗi một câu “Xưa kia nước Nam ai đẹp đường dường như ta”

Thay vì tách mình ra làm một hiện tượng cá biệt, chúng ta sẽ phải hội nhập hơn nữa ngay trên đất nước mình
Thay vì báo chí, nhân viên, nhà đầu tư phải thầm thì xin gặp, chúng ta sẽ chủ động cung cấp thông tin cho họ, chủ động có các báo cáo nhanh hàng tháng, thậm chí hàng tuần

Chúng ta cần nhanh chóng lấy lại một bộ mặt FPT trẻ trung, khát vọng và nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình với xã hội

Chúng ta cần đầu tư để cho mỗi thành viên của FPT là một niềm tự hào của gia đình, dòng họ
Quá nhiều việc phải làm. Nhưng chúng ta không có quyền từ chối

Bố mẹ sinh ra tôi, nhà nước cho tôi đi học, FPT là nơi tôi đã trưởng thành. Tại đây, tôi đã có may mắn được thụ giáo và được sự chỉ bảo thậm chí mắng mỏ của rất nhiều người, khách hàng và bạn bè đồng nghiệp, nổi tiếng và vô danh, ruột thịt và xa lạ, Việt nam cũng như Anh, Mỹ, Pháp, Nhật
Tôi xin được cám ơn tất cả

Nhưng có 2 người ảnh hưởng đến tính cách tôi sâu sắc nhất là thầy Kao với những bài học cụ thể và cụ Hồ thông qua cuốn sách “Hồ Chí Minh, một cuộc đời.”
Chúng ta chỉ có thể cảm thấy hạnh phúc khi chúng ta là chính mình, hành động theo những gì mà chúng ta cảm thấy tự nhiên, hòa hợp với sự vận động của môi trường xung quanh
Công ty cũng vậy
Tôi tin chắc một điều là nếu FPT muốn thành công, thì yếu tố công ty xuất phát từ Việt nam phải là yếu tố quan trọng nhất. Chúng ta phải hiểu chính chúng ta và nhân viên của chúng ta, phải có một tham vọng đủ để thuyết phục bản thân mình và xã hội của mình, phải có khát vọng lớn lên cùng dân Việt, mới đủ tự tin để giao tiếp và tìm hiểu. Mới có cửa thắng trong cuộc chơi toàn cầu. Để cho
Muôn thu sau lưu tiếng anh hào
Người dân Việt lắm chí cao
Nhiều người biết tôi đều hỏi, tại sao tôi lại nhận nhiệm vụ này. Họ thấy không hợp với tính cách của tôi!
Quê hương lúc nào rồi cũng phải về.
Quê hương của tôi là FPT
Ước mơ dẫn đường
Thành công là động lực thúc đẩy
Thất bại giúp chúng ta năng lượng mới
Và thách thức luôn đồng hành cùng chúng ta
Xin cám ơn tất cả các bạn
Nguyễn Thành Nam 17/4/2009
President and CEO of Nokia Corporation
Một bản ghi chú bị lộ ra từ nội bộ Nokia cho thấy tập đoàn này đã dám nhìn thẳng vào sự thật và thừa nhận tình hình nguy cấp hiện tại của mình. Một khi người đứng đầu công ty đã thật sự nhận ra tình hình hiện tại, họ sẽ thực hiện mọi phương thức để khắc phục tình trạng này. Các bản ghi chú (memo) của lãnh đạo (CEO, kiến trúc sư trưởng...) đặc biệt quan trọng với các tập đoàn lớn. Nếu là người quan tâm đến Microsoft, hẳn bạn còn nhớ bản ghi chú The Internet Services Disruption vào năm 2005 của kiến trúc sư trưởng Ray Ozzie ảnh hưởng như thế nào tập đoàn này. Một ví dụ khác là bản ghi chú của Steve Jobs về Adobe Flash mà bạn có thể đọc lại tại đây, hoặc bản dịch.


Nền Tảng Đang Chết và Lựa Chọn Sinh Tử
Stephen Elop


Xin chào tất cả mọi người

Tôi có một câu chuyện rất ý nghĩa về chàng kỹ sư làm việc trên một giàn khoan dầu ở biển Bắc. Đêm nọ, anh ấy bất chợt tỉnh giấc sau một vụ nổ lớn, vụ nổ đã nhấn chìm hầu hết giàn khoan trong biển lửa. Ngọn lửa gần như táp vào mặt chàng kỹ sư chỉ trong một vài giây ngắn ngủi nữa thôi. Trong luồng khói và nhiệt liên tục phả vào người, chàng kỹ sư đã nhanh chóng thoát ra rìa của giàn khoan, khu vực mà lửa hãy còn chưa cháy tới. Dù vậy, anh chỉ thấy một biển nước Đại Tây Dương mênh mông, tối tăm và lạnh lẽo xung quanh mình.

Trong chỉ vài giây ngắn ngủi trước khi lửa cháy tới, chàng kỹ sư buộc phải hành động. Anh có thể đứng trên giàn khoan, tận hưởng như giây phút cuối cùng của cuộc đời để rồi chết cháy trong ngọn lửa dữ hay chúi đầu 30 mét xuống làn nước buốt giá. Chàng trai đó đang đứng trên một "nền tảng đang chết (burning platform)" và anh ta buộc phải đưa ra lựa chọn mang tính sinh tử.

Trong một tình huống bình thường, không ai đủ can đảm và điên đại để nhảy xuống biển Đại Tây Dương buốt giá mênh mông nhưng đó chính là cách duy nhất để chàng trai duy trì hy vọng sống sót của mình, khi mà toàn bộ giàn khoan đã ngập chìm trong biển lửa. Sau khi được cứu sống, chàng kỹ sư cho biết việc đứng trên một "nền tảng đang chết" đã tạo ra những thay đổi căn bản nhất trong hành vi của anh.

Chúng ta cũng vậy, chúng ta đang đứng trên một nền tảng đang dần chết và buộc phải quyết định thay đổi cách hành xử của mình sao cho phù hợp với thời cuộc.

Trong vài tháng vừa qua, tôi đã chia sẻ với các bạn những gì mà tôi nghe được từ những cổ đông, nhà mạng, nhà phát triển, các đối tác và cả bạn nữa. Ngày hôm nay, tôi sẽ nói về những gì tôi đã học được và những gì tôi tin tưởng.

Tôi đã hiểu rằng tất cả chúng ta đều đang đứng trên một nền tảng chết dần.

Và chúng ta không chỉ có 1 vụ nổ như chàng kỹ sư trên mà đang nằm trong vòng vây của hàng loạt ngọn lửa tiên tục tỏa ra những luồng khí nóng mãnh liệt.

Một ví dụ đơn giản thôi, năm 2008 thì thị phần của Apple ở phân khúc điện thoại trên 300$ chỉ là 25%, nhưng nó đã tăng lên tới 61% trong năm 2010 này. Họ đang cực kỳ hài lòng khi mà doanh thu quý 4 năm nay tăng đến 78% so với cùng kỳ năm ngoái. Apple đã chứng minh được rằng nếu khách hàng sẵn sàng mua một sản phẩm có mức giá rất cao và lập trình viên sẵn sàng phát triển ứng dụng nếu như sản phẩm đó có thiết kế tốt và mang lại một trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng. Apple đã thay đổi cuộc chơi và giờ đây, họ đang thống trị phân khúc điện thoại cao cấp.

Một ví dụ khác: Android. Chỉ trong vòng 2 năm ngắn ngủi, Google đã xây dựng được một nền tảng hấp dẫn các lập trình viên, các nhà mạng và nhà sản xuất phần cứng. Android có mặt ở phân khúc điện thoại cao cấp, thống trị phân khúc trung cấp và nhanh thôi, họ cũng sẽ di cư xuống thị trường dưới 100 Euro. Google dường như đã có được sức hấp dẫn của trọng lực, họ thu hút được hàng loạt sáng tạo của ngành công nghiệp xoay quanh hệ điều hành của mình.

Chúng ta cũng không thể quên thị trường điện thoại giá rẻ. Vào năm 2008, công ty MediaTek đã cung cấp bản tham chiếu đầy đủ về thiết kế của chipset dành cho điện thoại, để rồi từ đó những nhà sản xuất nhỏ ở Thẩm Quyến, Trung Quốc cũng có thể sản xuất những thiết bị với tốc độ phát triển không thể tin được. Một số báo cáo cho biết hệ sinh thái Trung Quốc mà tôi vừa nhắc tới đang cho ra đời 1/3 sản lượng điện thoại bán ra trên toàn cầu, chiếm lĩnh thị phần của Nokia ở những thị trường mới nổi.

Trong khi những đối thủ liên tục dội lửa vào thị phần của chúng ta, điều gì đang xảy ra ở Nokia? Chúng ta rơi lại đằng sau, bỏ lỡ những xu hướng lớn nhất và quá chậm chạp so với đối thủ. Thời điểm đó, chúng ta cho rằng công ty đã đưa ra những quyết định đúng nhưng giờ đây Nokia đã thua kém nhiều năm so với các đối thủ của mình.

Chiếc iPhone đầu tiên ra mắt vào năm 2007 nhưng mãi đến thời điểm này thì Nokia vẫn chưa đưa ra được bất cứ một sản phẩm nào mang lại trải nghiệm tương tự cho người dùng. Android mới chỉ ra mắt 2 năm trước thôi nhưng họ vừa chiếm lấy vị thế dẫn đầu thị trường điện thoại thông minh của Nokia trong tuần này, thật không thể tin nổi.

Cho dù chúng ta có một số nguồn lực tuyêt vời trong nội bộ Nokia nhưng chúng lại quá chậm chạp để ra mắt thị trường. Chúng ta cho rằng MeeGo sẽ là một nền tảng tuyệt vời để chiến thắng trong phân khúc điện thoại cao cấp nhưng có lẽ cho đến cuối năm 2011 thì cũng chỉ có 1 sản phẩm MeeGo duy nhất xuất hiện trên thị trường.

Ở phân khúc trung cấp, chúng ta có Symbian, một hệ điều hành đã thể hiện thiếu tính cạnh tranh ở khu vực Bắc Mỹ. Hơn thế nữa, môi trường phát triển của Symbian khá khó khăn để đưa thêm những tính năng mới, những tính năng nhằm đáp ứng nhu cầu không ngừng tăng cao của khách hàng. Hệ quả của việc này là quá trình phát triển sản phẩm của chúng ta chậm chạp thêm, phần mềm không thể theo kịp những thay đổi quá nhanh của phần cứng. Nếu chúng ta cứ tiếp tục đi trên con đường hiện tại, chúng ta sẽ ngày càng tụt lại đằng sau trong khi các đối thủ liên tục vươn lên phía trước.

Tại phân khúc điện thoại giá rẻ, các nhà sản xuất OEM Trung Quốc đưa ra những sản phẩm nhanh hơn chúng ta quá nhiều, như lời của một nhân viên Nokia đã từng chế nhạo: thời gian đưa ra một sản phẩm mới của họ chỉ đủ để chúng ta tạo hiệu ứng cho một file trình chiếu PowerPoint. Các sản phẩm Trung Quốc rẻ hơn, phát triển nhanh chóng hơn và thách thức vị trí của Nokia tại phân khúc này.

Và một vấn đề không thể hiểu nổi ở đây là chúng ta vẫn đang chiến đấu với những vũ khí sai lầm. Nokia vẫn thường xuyên mong muốn chiếm lấy một phân khúc bằng những sản phẩm đơn lẻ.

Cuộc chiến thiết bị ngày nào giờ đây đã trở thành cuộc chiến của cả hệ sinh thái, nó không chỉ bao gồm cả phần cứng, phần mềm của một thiết bị mà còn bao hàm trong đó các lập trình viên, các ứng dụng, quảng cáo, tìm kiếm, các ứng dụng mạng xã hội, các dịch vụ định vị, các phương thức giao tiếp hợp nhất và hàng loạt nhưng tính năng khác. Đối thủ của Nokia không tấn công thị phần của chúng ta với những thiết bị của mình mà họ tấn công bằng toàn bộ hệ sinh thái của mình. Điều này có nghĩa là Nokia buộc phải quyết định chúng ta nên xây dựng từ đầu hay tham gia một hệ sinh thái nào đó.

Đây là một trong những quyết định mà chúng ta buộc phải đưa ra khi mà Nokia đang đánh mất thị phần, tinh thần và giời gian.

Thứ 3 rồi, Standard & Poors cho biết họ đã hạ mức tín nhiệm của Nokia xuống chỉ còn A-1 trong ngắn hạn và A trong dài hạn vì nhưng vấn đề liên quan đến tín dụng. Đây cũng là mức tín nhiệm tương tự như Moody đưa ra với chúng ta vào tuần trước. Điều này đồng nghĩa với việc các tổ chức trên sẽ phân tích lại tình trạng của Nokia và có thể tiếp tục hạ bậc tín nhiệm xuống sâu hơn nữa. Vậy tại sao các công ty trên lại đưa ra thay đổi bất lợi này? Đó chính là vì họ nghi ngại khả năng cạnh tranh của chúng ta.

Người tiêu dùng ngày càng ít thích thương hiệu Nokia hơn trước kia trên phạm vi toàn cầu. Ở Anh, sự ưa thích Nokia đã giảm chỉ còn 20%, thấp hơn 8% so với 1 năm trước đó. Điều này có nghĩa là chỉ có 1 trên 5 người Anh muốn lựa chọn Nokia hơn các thương hiệu khác. Tình trạng này cũng xảy ra ở những quốc gia mà chúng ta coi là thành trì vững chắc của mình: Nga, Đức, Indonesia, UAE...

Chúng ta đã rơi xuống tình trạng tệ hại này như thế nào? Tại sao chúng ta lại tụt hậu trong khi thế giới xung quanh phát triển?

Đây chính là những điều mà tôi đang cố để hiểu. Tôi tin rằng một vài nguyên nhân đến chính từ thái độ của chúng ta trong nội bộ Nokia. Chúng ta càng đổ thêm dầu vào lửa khi thiếu trách nhiệm và tinh thần lãnh đạo để chỉnh đốn và hướng Nokia đi về phía trước trong giao đoạn khó khăn này. Chúng ta đã bỏ lỡ hàng loạt cơ hội, không đưa ra thị trường những sáng tạo của mình kịp thời và cũng không hợp tác tốt trong nội bộ.

Nokia, nền tảng của chúng ta đang cháy dần đấy.

Tất cả chúng ta đang cùng làm việc trên một con đường tiến lên phía trước, một con đường có thể lấy lại vị thế lãnh đạo của chúng ta. Khi Nokia chia sẻ chiến lược mới của mình vào ngày 11/2 tới, đó sẽ là một nỗ lực rất lớn để biến đổi toàn bộ công ty. Một sự biến đổi sẽ rất khó khăn nhưng tôi tin rằng cùng với nhau, chúng ta sẽ có thể đương đầu với mọi thử thách phía trước. Cùng với nhau, chúng ta sẽ có thể tự định nghĩa tương lai cho mình.

Một giàn khoan đang cháy cũng là nơi mà chàng kỹ sư tìm thấy bản ngã của mình, anh đã dám làm những điều mà bản thân không dám thực hiện, dám nhảy vào một tương lai bất định. Bằng sự dũng cảm đó, anh đã sống sót để kể lại câu chuyện của mình. Giờ đây, chúng ta cũng có một cơ hội lớn để thực hiện hành động tương tự.

Stephen
Steve Jobs tại Đại học Stanford – năm 2005.
Steve Jobs nhà đồng sáng lập và là CEO của Apple đã từ chức hôm 24/8/2011. Chúng ta cùng xem lại phát biểu của ông phát biểu trong lễ trao bằng tốt nghiệp của trường đại học (ĐH) danh tiếng Stanford (Mỹ) đã gây chấn động lớn ở các giảng đường ĐH và được đăng tải trên các báo giáo dục và kinh doanh trên thế giới, lan rộng trên internet.

Không hàm chứa những lời hô khẩu hiệu giáo điều, bài phát biểu của ông Jobs đơn giản là một chuỗi các tự truyện của một doanh nhân thành đạt đã trải qua một cuộc đời nhiều sóng gió và bất ngờ: bỏ học ĐH, bị đuổi khỏi công ty do chính mình sáng lập để rồi cuối cùng lại quay về thống trị…

Đặc biệt hơn cả, thay vì chúc các tân cử nhân Stanford một sự nghiệp thành công, tương lai chói lọi như thường các đại biểu vẫn làm ở lễ tốt nghiệp, Jobs đã nói: “Hãy cứ đói khát và dại dột (Stay hungry. Stay foolish). Bởi vì chỉ có mạo hiểm, mơ ước, và sống đúng với đam mê của mình, mới có thể thật sự thành công và mãn nguyện”.


“Hãy cứ đói khát và dại dột” – Steve Jobs

'You've got to find what you love,' Jobs says
This is a prepared text of the Commencement address delivered by Steve Jobs, CEO of Apple Computer and of Pixar Animation Studios, on June 12, 2005.




Câu chuyện đầu tiên: Kết nối các sự kiện
Tôi bỏ học ở trường ĐH Reed sau sáu tháng nhưng vẫn ở lại loanh quanh đến tận 18 tháng nữa mới thực sự ra đi. Tại sao tôi lại chọn bỏ học?

Mọi thứ bắt đầu từ lúc tôi chào đời. Mẹ đẻ của tôi là một sinh viên trẻ mới tốt nghiệp ĐH, chưa chồng. Vì thế, bà quyết định mang tôi cho làm con nuôi. Bà tin rằng nên để những người có bằng ĐH mang tôi về nuôi và đã sắp xếp sẵn mọi thủ tục cho con với 2 vợ chồng luật sư. Chẳng thể ngờ, đến lúc tôi chào đời, họ lại đổi ý muốn có con gái.

Thế là, bố mẹ tôi bây giờ, lúc đó đang trong danh sách chờ đợi, nhận được một cú điện thoại lúc nửa đêm: “Có một bé trai mới sinh chưa ai nhận. Ông bà có muốn nhận không?”. Họ vui mừng đồng ý ngay. Khi mẹ đẻ biết bố mẹ tôi chưa bao giờ tốt nghiệp ĐH, thậm chí cha tôi còn chưa tốt nghiệp cấp ba, bà nhất định không ký giấy cho con nuôi và chỉ nhượng bộ nếu sau này tôi được vào đại học.

17 năm sau, tôi vào đại học thật. Nhưng tôi lại ngu ngốc chọn một trường đắt tiền ngang với Stanford, và toàn bộ số tiền ít ỏi của bố mẹ tôi, những người lao động chân tay, đổ hết vào tiền học phí.

Sau sáu tháng, tôi thấy việc đầu tư như vậy thật vô nghĩa. Tôi không biết mình muốn làm gì và cũng không biết trường ĐH sẽ giúp mình như thế nào. Thế mà tôi vẫn ngồi đấy, tiêu tốn những đồng tiền bố mẹ bỏ bao mồ hôi công sức cả đời mới kiếm được.

Tôi quyết định bỏ học và tin rằng, mọi thứ rồi cũng được thu xếp ổn thoả. Lúc đó thật sự rất run, nhưng bây giờ nhìn lại, tôi hiểu rằng, đấy là quyết định đúng đắn nhất của đời mình. Ngay khi quyết định bỏ học, tôi đã bỏ những môn bắt buộc mà mình không thích và bắt đầu kiếm các lớp có vẻ thú vị hơn.

Tôi không được ở ký túc xá, vì vậy tôi ngủ ở sàn nhà phòng các bạn, trả vỏ lon Coca để lấy 5 cent mua thức ăn, và đi bộ hơn 10 cây số dọc thành phố vào các ngày chủ nhật để đến ăn một bữa làm phúc hàng tuần của đền Hare Krishna. Tôi thật sự thích cuộc sống đó.

Và chính những gì đã xem, nghe, thấy, khám phá bằng trí tò mò và tri giác của tuổi trẻ… lúc đó đã biến thành những kinh nghiệm quý báu cho tôi sau này.

ĐH Reed lúc đó có dạy thiết kế thư pháp, có lẽ là “đỉnh” nhất trong cả nước. Mọi mẫu chữ trên các poster, biển hiệu… xung quanh trường đều được thiết kế rất đẹp.

Lúc ấy, coi như đã bỏ học và không phải học những môn bắt buộc nữa, tôi quyết định chọn lớp học về mẫu chữ mỹ thuật để tìm hiểu cung cách thiết kế.

Tôi đã tìm hiểu về các mẫu chữ serif, san serif, về các khoảng cách khác nhau giữa các mẫu chữ, về các phương cách làm kiểu chữ (typography). Những kiểu cách vẽ chữ đó thật gợi cảm, tinh tế, giàu lịch sử.
Chúng mê hoặc tôi từ lúc nào không hay.

Những thứ viển vông này chắc chẳng đem lại một ứng dụng thực tế nào cho cuộc đời tôi. Thế nhưng 10 năm sau, khi bắt đầu thiết kế chiếc máy tính Macintosh đầu tiên, tất cả quay trở lại. Chúng tôi đã dồn hết kiến thức của mình vào thiết kế chiếc Mac này. Đó là chiếc máy đầu tiên có kiểu chữ rất đẹp.

Nếu tôi đã không bước chân vào lớp học thiết kế chữ hồi ĐH, chiếc Mac bây giờ sẽ không bao giờ có các kiểu dáng chữ và các phông chữ có khoảng cách đều nhau như thế này. Và vì thế, có lẽ cũng chẳng máy tính cá nhân nào trên thế giới có các kiểu chữ này (vì Windows cóp hoàn toàn từ Mac). Nếu không bao giờ bỏ học, tôi đã không đi học lớp thiết kế chữ này, và các máy tính cá nhân cũng không có được những mẫu chữ tuyệt diệu hôm nay. Dĩ nhiên, khi còn ngồi ghế nhà trường, làm sao tôi có thể kết nối các sự việc theo hướng như vậy? Nhưng 10 năm sau nhìn lại, tất cả đều rất rõ ràng.

Dĩ nhiên, các bạn không thể kết nối các sự việc khi nhìn về phía trước, chỉ có thể làm như vậy khi ta nhìn lại một quãng đường.

Vì vậy, các bạn phải tin tưởng rằng các hành vi, sự kiện của hiện tại có một mối liên quan nào đó đến tương lai. Bạn phải tin tưởng vào một điều gì đó – linh tính, số phận, cuộc đời, thuyết nhân quả… bất kỳ cái gì.

Lối suy nghĩ này chưa bao giờ làm tôi thất vọng, và chính nó tạo nên tất cả những khác biệt trong cuộc đời tôi.

Câu chuyện thứ hai: Tình yêu và sự mất mát
Tôi đã rất may mắn khi tìm thấy điều mình thực sự yêu thích khi còn trẻ. Woz và tôi bắt đầu thiết kế máy Apple trong gara ô tô hồi tôi mới 20 tuổi. Chúng tôi làm việc rất chăm chỉ, và trong vòng 10 năm sau, Apple đã trưởng thành. Từ một bộ sậu chỉ có 2 người biến thành một tập đoàn trị giá 2 triệu đô la với hơn 4.000 nhân viên. Chúng tôi đã cho ra đời sản phẩm đỉnh cao nhất của mình – máy Macintosh – lúc đó tôi mới bước sang tuổi 30.

Rồi tôi bị đuổi việc. Làm sao có thể bị đuổi việc khỏi một công ty bản thân mình sáng lập nên? Chuyện là thế này. Khi Apple mở rộng, chúng tôi thuê một người mà tôi nghĩ là rất tài năng để điều hành công ty cùng mình. Một hai năm đầu, mọi thứ đều ổn. Nhưng rồi những định hướng tương lai có điểm bất đồng, cuối cùng, chúng tôi cãi nhau. Hội đồng quản trị đã đứng về phía anh ta, tôi thì ra khỏi công ty, khi 30 tuổi.
Tâm huyết của cả một thời kỳ đã tiêu tan, tôi hoàn toàn tuyệt vọng.

Một vài tháng sau đó, không biết phải làm gì, tôi cảm thấy đã không phải với các bậc tiền bối, đã bỏ lỡ cơ hội khi nó đến tầm tay. Tôi đã gặp David Packard và Bob Noyce cố gắng nói lời xin lỗi vì đã làm hỏng mọi chuyện. Là một trường hợp thất bại mà công chúng đều biết đến, thậm chí tôi còn nghĩ đến việc bỏ đi khỏi nơi mình sống.

Nhưng rồi có một điều mà dần dần tôi nhận ra – tôi vẫn rất yêu những việc mình làm! Những biến đổi ở Apple đã không hề làm giảm sút niềm đam mê đó. Tôi đã bị từ chối, nhưng vẫn yêu. Vì thế, tôi quyết định làm lại.

Lúc đó, tôi không thể nhận thức được rằng, chính việc bị đuổi khỏi Apple là điều tuyệt vời nhất đã diễn ra trong đời. Những gánh nặng của vinh quang được thay thế bởi cảm giác nhẹ nhõm khi bắt đầu lại từ đầu và không chắc chắn về mọi thứ. Tôi được tự do bước vào thời kỳ sáng tạo nhất của cuộc đời.

Trong vòng 5 năm sau đó, tôi bắt đầu một công ty tên là NeXT, một công ty khác tên Pixar, và đem lòng yêu một người phụ nữ tuyệt vời sau này đã trở thành vợ tôi.

Pixar bắt đầu sản xuất các phim hoạt hình sử dụng công nghệ máy tính đầu tiên của thế giới, bộ phim Câu chuyện đồ chơi (Toy Story), và bây giờ đã trở thành một trong những xưởng sản xuất phim hoạt hình thành công nhất thế giới.

Vật đổi sao dời, cuối cùng thì Apple lại mua lại NeXT và tôi trở về Apple, sử dụng chính những công nghệ đã phát triển ở NeXT vào phục hưng lại cho Apple. Tôi và Laurence đã cùng nhau xây dựng một gia đình đầm ấm.

Tôi tin chắc rằng, những điều kỳ diệu trên đã không xảy ra nếu tôi không bị đuổi khỏi Apple. Đó là một liều thuốc đắng, nhưng đúng là bệnh nhân cần có nó. Đôi lúc cuộc đời quẳng một cục gạch vào đầu bạn. Đừng mất niềm tin.

Tôi tin rằng, điều duy nhất tiếp sức cho mình là yêu những việc mình làm. Bạn cũng vậy, phải tìm thấy niềm đam mê của mình. Đối với công việc hay với người tình đều thế cả. Công việc sẽ chiếm một phần lớn cuộc sống của bạn, và cách duy nhất để thực sự toại nguyện là làm được những điều bạn nghĩ là vĩ đại nhất. Và cách duy nhất để làm được những điều vĩ đại là yêu việc mình làm. Nếu chưa tìm thấy thì bạn cứ tiếp tục tìm đi. Đừng bằng lòng với sự ổn định. Giống như trong tình yêu vậy, bạn sẽ biết ngay khi bạn tìm thấy nó. Và cũng giống như trong bất kỳ mối quan hệ nào, nó sẽ chỉ tốt đẹp thêm theo năm tháng mà thôi. Bạn cứ tìm đến khi nào thấy, đừng dừng lại.

Câu chuyện thứ ba: Cái chết
Khi 17 tuổi, tôi đọc được một câu: “Nếu ngày nào bạn cũng sống như thể đó là ngày tận thế của mình, đến một lúc nào đó bạn sẽ đúng”. Câu nói đó để lại ấn tượng lớn với tôi, và trong suốt 33 năm qua, tôi luôn nhìn vào gương mỗi ngày để tự hỏi mình: “Nếu hôm nay là ngày cuối đời, liệu mình có muốn làm những việc hôm nay mình sắp làm không?”. Và khi nhận ra câu trả lời là “không”, ngày này qua ngày khác, tôi biết mình cần thay đổi điều gì đó.

Ghi nhớ rằng “một ngày nào đó gần thôi, mình sẽ chết đi” là một bí quyết vô cùng quan trọng giúp tôi quyết định những lựa chọn lớn trong đời.

Bởi vì hầu hết mọi thứ – những mong đợi của người khác, lòng kiêu hãnh, nỗi lo sợ xấu hổ khi thất bại – tất cả đều phù phiếm trước cái chết, để lại những gì thật sự quan trọng. Luôn nhớ rằng mình sẽ chết là cách tốt nhất mà tôi biết để tránh sa vào cái bẫy suy nghĩ rằng mình không muốn mất đi cái gì đó. Ta đã hoàn toàn vô sản rồi. Chẳng có lý gì để không đi theo tiếng gọi trái tim.

Một năm trước đây, tôi bị chẩn bệnh ung thư. Tôi đi soi người lúc 7g30 sáng và phát hiện có một khối u trong tuyến tuỵ. Lúc đó, tôi còn chẳng hiểu tuyến tuỵ là gì. Bác sĩ bảo rằng chắc là một loại ung thư không chữa được, và tôi chỉ sống được 3 – 6 tháng nữa thôi. Bác sĩ khuyên tôi về nhà sắp xếp lại mọi công việc, có thể ngầm hiểu như thế là chuẩn bị mọi thứ trước cái chết. Có nghĩa là phải gói gọn những điều muốn nói với các con trong 10 năm tới trong vòng một vài tháng. Có nghĩa là đảm bảo mọi thứ được sắp xếp ổn thoả để tất cả đều dễ dàng suôn sẻ khi tôi ra đi.

Không ai muốn chết cả. Kể cả những người muốn lên thiên đàng cũng không muốn chết ở đó. Thế mà cái chết lại là điểm đến của tất cả chúng ta. Không ai có thể trốn khỏi nó.

Có lẽ đó cũng là điều hợp lẽ, bởi cái chết là sản phẩm tuyệt vời nhất của cuộc sống. Nó là yếu tố làm thay đổi cuộc sống. Nó gạt bỏ cái cũ và mở đường cho cái mới.

Ngay bây giờ, “cái mới” là các bạn, nhưng không xa nữa bạn sẽ trở thành cái cũ và bị loại bỏ. Thứ lỗi cho tôi nếu nói như thế là quá gay cấn, nhưng mà đúng như vậy đấy.

Thời gian của các bạn là có hạn, nên đừng phí phạm bằng cách sống cuộc đời của người khác. Đừng rơi vào bẫy của sự độc đoán, giáo điều của người khác. Đừng để những ý kiến ồn ào xung quanh đánh chìm tiếng nói bên trong bạn. Và quan trọng nhất, hãy có dũng cảm để đi theo tiếng gọi của trái tim và linh tính. Chúng biết bạn thực sự muốn gì. Mọi thứ khác chỉ là thứ yếu thôi.

Khi tôi còn trẻ, có một tuyển tập tuyệt diệu tên là Catalog toàn trái đất, được coi như cuốn sách gối đầu giường của thế hệ chúng tôi. Một tác giả tên Stewart Brand đã viết cuốn sách này, và ông đã làm cho nó vô cùng sống động bằng những chấm phá lãng mạn của mình trong đó.

Đó là những năm cuối thập kỷ 60, khi chưa có máy tính cá nhân, nên nó được tạo nên hoàn toàn bằng máy chữ, kéo và máy chụp ảnh polaroid. Nó giống như một Google trên giấy vậy: rất lý tưởng, tràn đầy các công cụ hay ho và ý tưởng vĩ đại.

Stewart và nhóm của ông đã cho ra đời một vài số Catalog toàn trái đất. Số cuối cùng ra vào giữa những năm 70, lúc đó tôi bằng tuổi các bạn bây giờ.

Bìa sau cuốn tuyển tập có bức ảnh một con đường ở nông thôn vào một sớm mai, cảnh vật rất thích hợp cho những người thích phiêu lưu tự đi bộ du hành. Ở dưới có dòng chữ: “Hãy cứ đói khát và dại dột” (Stay hungry. Stay foolish). Đó là lời tạm biệt của họ trước khi kết thúc.

Và tôi luôn ước muốn điều đó cho bản thân. Và bây giờ, khi các bạn tốt nghiệp và bước đến những chân trời mới, tôi cũng chúc các bạn như vậy.

Steve Jobs

Bạn có thể download bản tiếng Anh đầy đủ tại đây
QuanTriMang - Vừa qua, Facebook đã thông báo rằng việc sử dụng Timeline – trang profile mới được thiết kế lại của mạng xã hội này – là điều bắt buộc cho tất cả người dùng. Nếu bạn không tự mình chuyển sang Timeline, Facebook sẽ thực hiện công việc này chỉ trong một thời gian ngắn.
Facebook đã chậm rãi triển khai Timeline kể từ tháng 12 năm 2011, sau khi giới thiệu nó lần đầu tiên ở hội nghị các nhà phát triển Facebook F8 hồi tháng 9 năm ngoái. Dự án này là một trong những dự án thiết kế lại đầy tham vọng và quan trọng của Facebook bởi mạng xã hội này đang muốn trở thành một cuốn tư liệu kỹ thuật số” với khả năng ghi lại dữ liệu về cuộc đời của người dùng kể từ khi sinh ra cho tới hiện tại và truy cập những đăng tải cũ dễ dàng hơn.
Mặc dù không phải tất cả mọi người đều ủng hộ Timeline, việc chuyển sang sử dụng nó là điều bắt buộc. Dưới đây là hướng dẫn toàn diện đối với Timeline, từ việc thực hiện công việc chuyển cho tới điều chỉnh các cài đặt bảo mật để giúp việc chuyển dễ dàng hơn.

Khởi động: Những điều cơ bản về Facebook Timeline

Để tự mình chuyển profile sang Timeline, truy cập trang facebook.com/timeline và kích vào nút “Get It Now”.
Sau khi thực hiện việc chuyển, Facebook ngay lập tức sẽ dẫn bạn tới trang Timeline mới của mình. Tại thời điểm này, chỉ có bạn mới thấy được Timeline mới này – tất cả bạn bè trên Facebook vẫn chỉ thấy thiết kế profile cũ.
Kể từ ngày người dùng chọn cập nhật sang Timeline (hoặc từ ngày Facebook chuyển giúp bạn), bạn sẽ có một tuần để thực hiện những thay đổi mình muốn – bao gồm việc xóa những đăng tải cũ, thêm sự kiện,... - trước khi profile mới đi vào hoạt động và bạn bè có thể thấy nó. Hoặc, nếu đã sẵn sàng để giới thiệu Timeline trước khoảng thời gian 1 tuần, bạn có thể kích vào nút “Publish Now” để cho nó đi vào hoạt động.
Sử dụng Facebook Timeline
Tính năng Timeline của Facebook là điều bắt buộc với tất cả người dùng của dịch vụ mạng xã hội này.

Các tính năng mới

Có rất nhiều tính năng và thành phần mới người dùng có thể thấy một khi chuyển sang sử dụng Timeline. Dưới đây là một số tính năng quan trọng:
Quản lý quyền riêng tư dễ dàng: Khi cập nhật hiện trạng của mình, bạn sẽ thấy có một menu dạng drop-down hiển thị chính xác những người mình muốn chia sẻ đăng tải: Public, Friends, Only Me hoặc Custom. Khi thay đổi cài đặt này, nó sẽ giữ nguyên cho tới đăng tải tiếp theo khi người dùng muốn đổi tiếp. Bạn cũng có thể chỉ định một status cho một danh sách nào đó.
Điều hướng Timeline: Có 2 cách rất dễ dàng để truy cập lại những đăng tải cũ. Trước tiên, bạn có thể chọn một năm nào đó bằng cách kích vào thanh trượt Timeline ở bên phải của màn hình, nó sẽ hiển thị các tháng. Hoặc, người dùng cũng có thể bắt đầu bằng cách kích vào lựa chọn ở dưới tên của mình và bên cạnh “Update Info”, có tên “Activity Log”.
Bên trong Activity Log bạn có thể lọc những đăng tải cũ với mọi thứ mình nhớ, từ chỉ một mục tin đã đăng, đăng tải bởi người khác, lời bình, ghi chú, like, cập nhật thông tin,... Điều này thực sự hữu ích khi bạn đang cân nhắc nên giữ những gì trên Timeline.
Thêm “Life Events”: Ở ngay trên các quản lý bảo mật của bạn là một lựa chọn mới - “Life Event”. Không chỉ giúp chia sẻ status hoặc ảnh với bạn bè, người dùng còn có thể thêm vào Timeline của mình bằng cách highlight các sự kiện trong quá khứ, ví như công việc trước kia, bạn bè và gia đình, di chuyển nơi ở, du lịch,...
Sau khi chọn một danh mục để cập nhật, bạn sẽ thấy một form để điền vào các thông tin chi tiết: địa điểm, bạn đã ở đó cùng ai, ngày tháng, câu chuyện cũ, các bức ảnh và một cài đặt bảo mật đối với những người có thể thấy sự kiện này.
Highlight các sự kiện: Là một phần của giao diện Timeline, người dùng đã có thể chỉ rõ đăng tải nào xứng đáng nổi bật và đăng tải nào ít quan trọng hơn. Điều này sẽ ảnh hưởng tới kích cỡ của bản đăng tải.
Ví dụ, nếu bạn muốn highlight một album ảnh mới về chuyến đi du lịch mới tham gia, di chuyển con trỏ chuột vào mục tin này và kích vào icon hình sao. Nó sẽ chuyển đăng tải này sang “featured post”, có nghĩa là nó rất đáng đăng tải.
Tương tự, nếu bạn muốn ẩn một đăng tải nào đó trên Timeline của mình nhưng không phải là xóa nó hoàn toàn, di chuyển chuột vào đăng tải và kích vào icon hình bút chì.

Cách điều chỉnh cài đặt bảo mật

Khi bạn (hoặc Facebook) chuyển tài khoản sang Timeline mới, sẽ có một tuần để thực hiện các điều chỉnh đối với những đăng tải cũ và cài đặt bảo mật trước khi Timline đi vào hoạt động và mọi người xem được nó. Người dùng có thể đăng tải Timeline bất kì lúc nào mình muốn trong khoảng thời gian chờ đợi 7 ngày.
Một điều quan trọng cần phải nhớ là Facebook không thay đổi cài đặt bảo mật của các đăng tải cũ; nó giữ nguyên cài đặt bảo mật đúng với lần bạn đăng tải. Điều này có nghĩa là mặc dù hiện nay bạn có thể hạn chế các đăng tải trên tường về danh sách “Limited Profile” thì những đăng tải hàng năm trước chỉ được đặt ở chế độ “Friends only” hoặc thậm chí là Public bởi lựa chọn Limited Profile lúc đó vẫn chưa xuất hiện.

Người dùng có một vài lựa chọn khi lọc bớt các đăng tải cũ:

Cho tất cả các đăng tải vào chế độ friends-only: Một điều chắc chắn có thể xảy ra là những đăng tải cũ của bạn có rất nhiều cài đặt bảo mật khác nhau phụ thuộc vào thời điểm đăng tải chúng. Một cách – đơn giản nhất tất cả – là sử dụng một trong những cài đặt bảo mật trống: “Limit the Audience for past Posts”. Bạn sẽ thấy lựa chọn này gần phía cuối của trang Privacy Settings.
Nếu quyết định sử dụng lựa chọn này, nội dung trên Timeline bạn vừa chia sẻ với mọi người – ví như các đăng tải public – sẽ tự động chuyển về chế độ Friends only. Với cài đặt này, những người đã được tag và bạn bè họ vẫn có thể xem đăng tải đó.
Hạn chế người khác đăng tải lên Timeline của mình: Một cách khác để ẩn những đăng tải cũ là hạn chế một số người hoặc danh sách những người không được xem người khác đã đăng tải lên tường nhà bạn. Để thực hiện việc này, vào trang Privacy Settings, chọn “Edit Settings” ở bên cạnh “How You Connect”. Chọn menu dạng dropdown ở bên cạnh mục tin cuối cùng - “Who can see posts by others on your timeline?” và chọn “Custom.”
Ở hộp thoại dưới mục “Hide this from”, điền tên của người hoặc danh sách những người bạn muốn loại bỏ không được xem các đăng tải của người khác trên tường nhà mình – ví dụ là những người trong danh sách Limited Profile. Sau đó, kích vào Save Changes.
Sử dụng “Activity Log” để chỉnh sửa thủ công các đăng tải: Trên Timeline của mình, kích vào nút “Activity Log” xuất hiện phía dưới Cover Photo (bức ảnh to nhất). Tại đây, người dùng có thể sử dụng menu ở góc trên cùng bên phải có tên “All” để kéo ra tất cả các loại đăng tải hoặc sự kiện đã từng xuất hiện trên tường nhà bạn.
Tại đây, người dùng đã có thể thấy ai hiện tại có thể xem mục tin nào đó bằng cách kích vào icon hình bánh răng ở cạnh đăng tải. Bạn cũng có thể kích vào icon hình tròn bên cạnh đó để đánh dấu sao nó trên Timeline, ẩn nó khỏi Timeline, xóa toàn bộ đăng tải hoặc đổi ngày.

Cẩn thận với scams

Nếu không phải là người yêu thích giao diện Timeline mới của Facebook, bạn không đơn độc chút nào. Theo một cuộc thăm dò ý kiến được tổ chức bởi CIO, trong khoảng 800 người thì có 88% trả lời lại rằng họ không thích thiết kế profile mới. Dẫu vậy, không có cách nào hoặc nút nào đó để quay trở lại giao diện profile cũ.
Facebook Timeline Scams
Những trang này (người dùng có thể tìm chúng dễ dàng bằng cách tìm kiếm trên Facebook với từ khóa Timeline), đã thu hút được hàng ngàn người. Họ đều đăng tải dòng “Deactivate Facebook Timeline on your Profile” hoặc “Deactivate Your FB Timeline” (tạm dịch: ngừng sử dụng giao diện Timeline trên trang Profile). Bên cạnh đó, những dòng này còn xuất hiện dưới các ứng dụng, trang web, các tổ chức,....
Họ cũng có rất nhiều đặc điểm chung: Hầu hết các yêu cầu mà bạn Like trang của họ trước khi họ tiết lộ cách để nhận thiết kế profile cũ, sau đó sẽ có hướng dẫn bạn kích vào một tập hợp các nút Like và nút Share, chọn thành phố hoặc quốc gia; và chọn bạn bè để mời họ sử dụng ứng dụng hoặc vào nhóm.
Các chuyên gia bảo mật gợi ý rằng bạn nên chắc chắn về những trang này. Thông thường, trang chủ của Facebook và trang bảo mật chính thức của hãng là 2 nguồn tốt nhất để kiểm tra mỗi khi bạn không chắc chắn về một trang nào đó hay tính hợp pháp của nó. Trên những trang này, Facebook sẽ đăng tải thông tin về những tính năng, thủ thuật mới.

Facebook Timeline và các ứng dụng mới

Cùng với việc Facebook thông báo về Timeline hồi tháng 9 năm ngoái, hãng này còn giới thiệu một tập hợp các ứng dụng mới sẽ đi cùng với Timeline. Gần đây, Facebook đã chính thức cho ra mắt hơn 60 ứng dụng mới này.
Facebook Timeline và ứng dụng mới
Trong khi Facebook hy vọng rằng những ứng dụng mới này sẽ “níu chân” người dùng ở lại trang lâu hơn, bạn có thể thấy những thay đổi mới: Ticker News Feed, sẽ lộn xộn hơn, cũng như. Để tránh điều này xảy ra, dưới đây là một vài điều bạn có thể thực hiện:
Chọn các cài đặt trước khi download: Phía dưới thông tin tổng hợp về ứng dụng khi bạn chọn download lần đầu tiên một ứng dụng nào đó luôn có một lựa chọn: “Who can see activity from this app on Facebook”. Cài đặt bảo mật mặc định mà bạn đã thiết lập trước đó – public, friends hoặc custom – sẽ quyết định cài đặt tự động cho tất cả các ứng dụng, trừ phi bạn thay đổi nó.
Nếu bạn cảm thấy thích sử dụng ứng dụng nào đó nhưng lại không thích các hoạt động của mình đăng tải lên News Feeds và Tickers của bạn bè, chọn “Only Me”. Trong khi các hoạt động vẫn sẽ xuất hiện trên Timline, không ai có khả năng xem được chúng.
Điều chỉnh cài đặt sau khi download: Nếu chưa hiểu rõ về thuộc tính của ứng dụng nào đó hoặc muốn chỉnh sửa chúng, bạn có thể xem lại chúng trong trang Privacy Setting.
Từ menu drop-down ở góc trên cùng bên phải của màn hình chọn “Privacy Settings” sau đó chọn “Edit Settings” → “Apps and Websites”. Ở trang bảo mật ứng dụng, kích vào “Edit Settings” ở bên cạnh “Apps you use” - nó sẽ hiển thị cho bạn tất cả các ứng dụng đã download về cùng với các phân quyền và bảo mật liên quan.
Tại đây, bạn có thể gỡ bỏ ứng dụng nếu không còn muốn nó kết nối tới tài khoản của mình nữa. Người dùng cũng xem được ứng dụng đó có những phân quyền nào và loại bỏ một số nếu cần (một số quyền là bắt buộc, bạn không thể gỡ bỏ chúng). Lựa chọn cuối cùng, “App activity privacy” cho biết ai có thể xem các đăng tải và hoạt động từ ứng dụng này. Nếu ban không muốn cho Facebook chia sẻ hoạt động của mình, đổi lựa chọn này thành “Only Me”.
Biết được cách bạn bè chia sẻ hoạt động của mình: Bạn bè và những người khác mà bạn chia sẻ thông tin cùng cũng có khả năng chia sẻ hoạt động của bạn với ứng dụng họ đang dùng.
Để ngăn chặn không cho bạn bè chia sẻ hoạt động trên ứng dụng của mình với người khác trên Facebook, truy cập vào trang “Privacy Settings”, chọn “Edit Settings” bên cạnh “Apps and Websites” sau đó chọn “How people bring your info to apps they use”. Bên cạnh đó, hãy nhớ tích vào hộp thoại bên cạnh “My app activity”.
Như vậy là chúng tôi đã cung cấp hướng dẫn toàn diện về giao diện mới của Facebook – Timeline. Sau khi trải qua các bước thực hiện, giờ đã đến lúc chúng ta hưởng thụ thành quả của mình. Chúc các bạn thực hiện thành công.
Lamle (Theo Macworld)
1. . Sử dụng .htaccess để chuyển tên miền từ non-www thành www (kỹ thuật redirect 301)

2. Gia hạn tên miền của bạn thêm vài năm (khuyến khích trên 5 năm, tuổi thọ domain cũng quan trọng)

toi uu hoa website

3. Đảm bảo rằng khi khách click vào logo của site bạn thì họ được đưa trở lại trang chủ

4. Nếu font chữ của website bạn quá nhỏ, hãy cho nó về mức tiêu chuẩn, Google có thể bỏ qua site bạn nếu font chữ quá nhỏ

5. Loại bỏ các plugin ko cần thiết

6. Luôn chèn thông tin liên hệ, hoặc trang liên lạc của bạn ở cuối trang web

7. Sắp xếp website theo một mẫu CSS stylesheet, đặt trong file .css

8. Sửa hoặc loại bỏ các link sai, hoặc “chết” thường xuyên nếu bạn không sử dụng “nofollow”

9. Sử dụng alt cho tất cả bức ảnh, đặc biệt là ở trang chủ

10. Loại bỏ các iframe. Phần lớn các Search Engine không index iframe.

11. Tạo file robots.txt, đặt ở thư mục gốc của website.

12. Nên sử dụng một navigation cơ bản cho website.

13. Sử dụng cùng một màu cho các link

14. Kiểm tra lỗi chính tả trong nội dung website

15. Định dạng website theo một khuôn mẫu xác định

16. Nên sử dụng ít nhất 1 bức ảnh cho mỗi trang có kèm alt.

17. Tạo một about page cho website.

18. Cung cấp các thông tin cá nhân của bạn rõ ràng trong about page đó

19. Nên chèn 1 số bức ảnh vào about page (như logo, map…)

20. Nên loại bỏ các popup trong website.

21. Chèn link đến các bookmark, các mạng xã hội sau mỗi bài viết và about page

22. Nên chèn một công cụ tìm kiếm cho website

23. Tạo một trang điều khoản cá nhân cho website

24. Đặt link tới điều khoản cá nhân ở dưới mỗi trang

25. Khi rewrite url nên sử dụng dấu “-” thay cho dấu “_”

26. Nên chèn google maps vào trang liên lạc (about page)

27. Nên chèn link từ trang này đến trang khác trong website

28. Sử dụng thẻ META description riêng biệt cho mỗi trang

29. Kiểm tra mã nguồn và sửa các lỗi

30. Không nên có 1 trang trao đổi link

31. Chèn một hộp tìm kiếm của site ở 404 error page

32. Tạo file sitemap.xml và trang sitemap cho website.

33. Chèn link đến sitemap ở cuối mỗi trang

34. Nên chèn dòng copyright iNET… ở cuối mỗi trang

35. Gạch chân các link ở website, cái này nếu thấy để lại hơi làm xấu mĩ quan nên xóa đi

36. Tắt tất cả các file nhạc, phim tự động chạy (automatically plays)

37. Nên thay thế các Flash animated = gif animated

38. Đặt logo của site bạn ở đầu mỗi trang

39. Bạn nên mua thêm các domain .net .org .biz… và redirect nó về site của bạn

40. Nên tạo một trang support, help hoặc FAQ

41. Khi bạn trả lời một yêu cầu, trợ giúp gì đó nên trả lời ở trang support hoặc help đó, không nên sử dụng email, đưa họ đến trang FAQ nếu câu hỏi đó đã được trả lời, nên cập nhập FAQ của bạn thường xuyên

42. Nên cung cấp đầy đủ thông tin liên lạc của bạn ở trang liên lạc

43. Nên chèn mã để thống kê (analytics code) cho website của bạn ở tất cả các trang, bạn có thể sử dụng histats.com, statcounter.com, hay google analytics tùy theo định hướng phát triển của bạn

44. Xóa bỏ tất cả các mã tự động điều chỉnh kích thước trình duyệt của khách

45. Nên tạo một favicon riêng cho website.

46. Chỉ nên sử dụng email dạng @yourdomain.com

47. Đặt thuộc tính label=”...” cho tất cả các form website.

48. Đặt một thông báo xác nhận khi đăng nhập hoặc khi post bài, comment

49. Cập nhập website bạn thường xuyên

50. Kiểm tra các lỗi HTML bằng: http://validator.w3.org
Bộ máy tìm kiếm (Search Engine), sơ khai là một phần mềm nhằm tìm ra các website có mặt trên mạng Internet mà  có nội dung theo yêu cầu người dùng dựa vào các thông tin mà những trang web này có. Lưu lượng thông tin của công cụ tìm kiếm thực chất là một loại database cực lớn. Việc tìm kiếm các thông tin này sẽ dựa trên các keyword được người dùng gõ vào và trả về một danh mục nào đó trong website có chứa từ khóa(keyword) mà nó tìm được.

thuat-toan-google


Từ khóa được hiểu như là một tổ hợp các từ của một ngôn ngữ nhất định được sắp xếp hay quan hệ với nhau thông qua các biểu thức logic mà công cụ tìm kiếm hỗ trợ. Trong trường hợp một từ khoá bao gồm nhiều hơn một chữ thì có thể gọi tập họp tất cả các chữ đó là bộ từ khoá (set of keywords).
Database mà công cụ tìm kiếm sử dụng thường được bổ sung cập nhật thường xuyên bằng các hình thức như scan, điều chỉnh, thêm bớt nội dung và index lại tất cả các trang mà nó có thể tìm gặp trên Internet.

Ngày nay, với số lượng lớn các website lên đến hàng tỉ, nên việc tìm ra số trang có chứa nội dụng đòi hỏi của từ khoá có thể lên đến hàng triệu trang. Do đó, việc hiển thị các trang tìm thấy theo đúng thứ tự quan trọng của các trang và theo mong muốn của người dùng cũng là một trở ngại lớn đối với bộ máy tìm kiếm. Điều này đòi hỏi sự chắt và khéo léo về cách thức đặt ra từ khoá từ người dùng.
Một bộ máy tìm kiếm dữ liệu là một hệ thống phần mềm máy tính giúp con người tìm kiếm các thông tin được lưu trữ trên hệ thống máy tính như mạng Internet, hoặc máy tính cá nhân. Nó cho phép người sử dụng yêu cầu các thông tin với những từ khóa nhất định và nhận về một danh sách các kết quả liên kết đến các website mà họ mong muốn. Bộ máy tìm kiếm sử dụng hệ thống chỉ mục để có thể tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Các thuật ngữ liên quan

Các thuật toán hay kỹ thuật mà bộ máy tìm kiếm dùng để xếp hạng hay đánh giá tầm quan trọng của một website  theo một từ khoá cho trước gọi là sự phân hạng (ranking).
Các kỹ thuật thay đổi mã nguồn HTML của một trang web cũng như các kỹ thuật khác ngoài việc sửa mã nguồn HTML nhằm nâng cao tối đa thứ hạng của trang web đối với một số từ khóa nào đó trên bộ máy tìm kiếm gọi là  tối ưu hoá công cụ  tìm kiếm hay SEO (Search Engine Optimization).



Hoạt động phân hạng các trang Web

Ngoài việc xử lý số lượng trang tìm thấy theo yêu cầu của một từ khoá trong database, bộ máy tìm kiếm của Google còn phải tìm cách chống lại sự nhiễu loạn của các trang không có nội dung phù hợp với yêu cầu nhưng vẫn lọt vào danh sách tuyển chọn của bộ máy tìm kiếm.
Nguyên nhân của sự nhiễu loạn này là việc các website chuyên về quảng cáo hay tiếp thị luôn luôn tìm cách để lọt vào hàng đầu trong danh sách tuyển chọn của bộ máy tìm kiếm, và qua đó họ có thể giới thiệu sản phẩm của họ đến người dùng. Ngược lại, người dùng, trong đa số các trường hợp, không muốn tìm các quảng cáo tiếp thị mà chỉ muốn tìm các dữ liệu khác theo ý mong muốn của họ

Vì vậy việc phân hạng các website được tìm thấy bởi bộ máy tìm kiếm cho sẽ dựa vào việc áp dụng thêm các thuật toán hay biện pháp xử lý đặc biệt:

Những tiêu chí quan trọng dùng trong thuật toán của Google

Dưới đây là các tiêu chí chủ yếu mà  thuật toán của bộ máy tìm kiếm sử dụng để phân hạng các trang web:

1.    Tần số xuất hiện :

được hiểu là tổng số lần xuất hiện của một keyword trong nội dung của một website nào đó. Theo đánh giá của các chuyên gia, thì tần số xuất hiện của một trang web càng cao sẽ chứng tỏ nội dung của trang web đó càng tốt. Do đó, mật độ từ khóa đóng vai trò rất quan trọng trong việc phân hạng một website.

2.    Thẻ meta và thẻ title:

Trong ngôn ngữ HTML, thì thẻ meta là các câu lệnh nằm ở phần đầu (header) trong mã nguồn của một trang Web. Thẻ meta có dạng:

<META (các thông số cho câu lệnh meta)>

Trong bộ máy tìm kiếm, người thiết kế còn cho rằng sự xuất hiện các chi tiết hay toàn bộ nội dung của từ khoá càng sớm trong một trang mã HTML thì điều đó chứng tỏ trang đó có thể có chủ đề liên quan càng nhiều đến từ khoá. Hậu quả là một trang Web có thể được phân hạng cao hơn nếu các phần hay toàn bộ từ khoá có mặt sớm hơn trong phần mã HTML. Như vậy, trong một số thẻ meta, bộmays tìm kiếm sẽ đọc nội dung và lấy ra các yếu tố phân hạng. Các thẻ meta có nhiều hiệu lực cho việc phân hạng là:

o    <META name="description" content="(miêu tả ngắn nội dung trang Web)">
o    <META name="keywords" content="(danh sách từ khoá)">
o    <title>(tựa đề của trang Web)</title>

3.Ngôn ngữ:

Nếu một người dùng đang nối vào Internet bằng một máy tính sử dụng tiếng Pháp thì việc hiển thị các trang Web có cùng ngôn ngữ Pháp với máy tính đó rõ ràng là hiệu quả hơn cho người đó. Do đó, yếu tố ngôn ngữ của trang Web cũng được chú ý trong phân hạng.

4.Số lượng liên liên kết ngoài:

Theo  đánh giá của các chuyên gia phát triển bộ máy tìm kiếm thì nếu một website được nhiều người dùng ở những nơi khác nhau truy cập tới thì rõ ràng giá trị của website đó sẽ  cao hơn là website cùng nội dung nhưng lại không có hay ít liên kết bên ngoài.

Kì sau mình sẽ giới thiệu đến các bạn kĩ thuật nâng cao thứ hạng cho một trang web
Như các bạn đã biết, Google đã thêm tốc độ vào trong những tiêu chí đánh giá và xếp hạng các trang web. Vậy Google đã tính số điểm đó dựa trên những tiêu chí như thế nào?
Google dựa vào các tiêu chí sau
  • Optimize the order of styles and scripts
  • Inline Small CSS
  • Minify CSS
  • Avoid CSS @import
  • Inline Small JavaScript
  • Leverage browser caching
  • Optimize images
  • Defer parsing of JavaScript
  • Minify HTML
  • Minify JavaScript
  • Specify a cache validator
  • Put CSS in the document head
  • Specify a Vary: Accept-Encoding header
  • Serve scaled images
  • Specify image dimensions
  • Specify a character set
  • Combine images into CSS sprites
  • Minimize request size
  • Minimize redirects
  • Make landing page redirects cacheable
  • Avoid bad requests
  • Prefer asynchronous resources
  • Remove query strings from static resources
  • Serve resources from a consistent URL
Website của bạn được bao nhiêu điểm?
Có một cách để tìm hiểu xem cách bạn được bao nhiêu điểm của Google, bằng cách sử dụng một extension có sẵn của Chrome
*Chú ý: Tôi hướng dẫn các bạn trên Chrome phiên bản tiếng Anh, phiên bản tiếng việt bạn có thể làm tương tự
  1. Hãy gõ about:flags lên thanh address bar
  2. Kéo xuống và thấy Experimental Extension APIs (Tiện ích mở rộng API) và nhấn Enable (bật)chrome about flags Google Tính Điểm Tốc Độ Website Của Bạn Như Thế Nào?
  3. Xuống cuối trang và thấy Relaunch Now (Khởi động lại) – Chrome sẽ tự khởi động lại
  4. Hãy cài đặt extension Page Speed
  5. Vào trang web của bạn, click chuột phải, chọn Propertise ( Kiểm tra phần tử)
  6. Có 1 tab là Page Speed hãy vào tab đó và click vào Run Page Speed bên tay trái
Chỉ 1 vài giây sau bạn đã có thể thấy điểm tốc độ mà Google đã tính cho bạn. Từ lúc này về sau, bạn chỉ cần làm bước 5 và 6 là có thể xem điểm tốc độ của Google từ tất cả các trang web khác nhau.
Nếu các bạn sử dụng plugin W3 Total Cache. Các bạn có thể cấu hình ngay tại thẻ General (ở phần gần cuối). Và sau đó các bạn có thể cập nhập mọi lúc tại trang Dashboard
Hãy cùng xem điểm số của eblogviet.
eblogviet page speed 500x197 Google Tính Điểm Tốc Độ Website Của Bạn Như Thế Nào?
84/100, cũng rất tốt đấy chứ!
Với 1 chút thủ thuật nhỏ này, bạn có thể biết những vấn đề về tốc độ load trang của mình để tối ưu nó 1 cách toàn diện nhất, cũng như tương thích hoàn toàn với chuẩn của Google để có thứ hạng cao trên trang tìm kiếm Google.